Chùa Ngọa Vân Đông Triều là một di tích lịch sử và tâm linh quan trọng. Nơi đây gắn liền với cuộc đời Phật hoàng Trần Nhân Tông và mang đến một không gian yên bình, tĩnh lặng. Ẩn mình giữa thiên nhiên hùng vĩ, chùa không chỉ là nơi tu tập mà còn là điểm hành hương cho những ai muốn khám phá vẻ đẹp cổ kính và di sản Phật giáo của Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu chùa Ngọa Vân Đông Triều Quảng Ninh có gì nhé.
Giới thiệu chùa Ngọa Vân Đông Triều
Chùa Ngọa Vân Đông Triều là một ngôi chùa cổ kính và thiêng liêng. Nơi đây được xem là thánh địa Phật giáo Việt Nam, nổi bật với kiến trúc cổ ấn tượng, những câu chuyện lịch sử thiên liêng và cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, chùa Ngọa Vân không chỉ là nơi tu hành của các thiền sư mà còn gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Chùa Ngọa Vân được công nhận là di tích văn hóa – lịch sử cấp Quốc gia vào năm 2006. Đây là quần thể kiến trúc của Thiền Phái Trúc Lâm ở dãy Yên Tử, với vị trí ẩn mình giữa núi rừng ở độ cao khoảng 600 mét, chùa tạo nên không gian thanh tịnh, thích hợp cho những ai muốn tìm kiếm sự an yên và khám phá di sản Phật giáo của Việt Nam.
- Địa chỉ: Núi Bảo Đài thuộc dãy Yên Tử, xã Bình Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Lịch sử Chùa Ngọa Vân Đông Triều
Chùa Ngọa Vân Đông Triều là di tích quan trọng của nhà Trần. Tên “Ngọa Vân” liên quan đến vua Trần Nhân Tông, người tu hành và viên tịch tại đây. Năm 1037, vua Trần Nhân Tông chọn nơi này để thiền và tu tập, ngài đã nhập viên tịch tại am Ngọa Vân vào ngày 1/11/1308.
Vào thời Trần, chùa được xây dựng để thờ Phật, tổ chức các nghi lễ, qua các triều đại, chùa được tu sửa và mở rộng, trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng. Kiến trúc của chùa mang đậm phong cách Phật giáo, với các công trình chính như chùa Ngọa Vân Thượng và chùa Ngọa Vân Hạ, cùng nhiều di vật và bia ký có giá trị lịch sử. Chùa Ngọa Vân không chỉ là di tích lịch sử mà còn là biểu tượng của sự kết hợp văn hóa, tôn giáo và lịch sử Việt Nam.
Đường lên Chùa Ngọa Vân Đông Triều
Từ trung tâm Đông Triều, bạn di chuyển đến chân núi Bảo Đài. Có thể đi xe máy hoặc ô tô đến đây.
Từ chân núi lên đến Chùa Ngọa Vân Thượng, bạn sẽ đi qua các điểm dừng chân và chùa nhỏ khác nhau. Đoạn đường này khoảng 6 km, mất khoảng 2 – 3 giờ đi bộ tùy vào sức khỏe và tốc độ di chuyển. Trên đường lên, có nhiều điểm dừng chân với cảnh quan tuyệt đẹp, bạn có thể dừng lại nghỉ ngơi và chụp ảnh.
Khám phá chùa Ngọa Vân
Chùa Ngọa Vân Hạ
Nằm ở tầng thấp nhất của nguyên quần thể. Được xây dựng với kiến trúc đơn giản, thường dùng cho việc tiếp đón khách hành hương và các nghi lễ cơ bản.
Chùa Ngọa Vân Trung Tầng
Nằm giữa chùa Ngọa Vân Hạ và Ngọa Vân Thượng. Có kiến trúc phức tạp hơn so với Ngọa Vân Hạ bao gồm nhiều gian thờ và các công trình phụ trợ như nhà khách và nhà bếp. Được trùng tu trên nền chùa cũ vào năm 2014, là công trình khang trang với lối kiến trúc chữ Nhị mô phỏng theo lối kiến trúc thời Lê Trung Hưng.
Chùa Ngọa Vân Trung Tầng gồm 2 toàn chính, các nghi lễ quan trọng như Trung tâm của lễ hội Xuân Ngọa Vân, Lễ cầu quốc thái dân an được tổ chức long trọng tại đây.
Chùa Ngọa Vân Thượng
Nằm ở tầng cao nhất, trên đỉnh núi. Là phần quan trọng nhất của nguyên quần thể, với kiến trúc lớn và hoành tráng bao gồm: Chùa Ngọa Vân thượng, am Ngọa Vân, Phật Hoàng tháp, Đoan Nghiêm tháp và Am Sơn thần.
Nơi đây không gian trong lành, thanh tịnh, bao phủ mây mù trắng xóa quanh năm, là nơi lưu giữ dấu tích thiêng liêng về những ngày cuối cùng của cuộc đời tu thiền của Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Xem thêm: Máy bay Vietjet bị rơi bánh thật không, nguyên nhân do đâu
Cảnh sắc thiên nhiên
Chùa Ngọa Vân Đông Triều được bao quanh bởi một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, với rừng núi xanh ngút ngàn và không gian yên bình. Đường lối đi bộ lên chùa thường đi qua các con suối, thác nước nhỏ, rừng thông mát rượi và hàng trúc bạt ngàn quanh năm. Từ chùa Ngọa Vân Thượng, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh vùng nông thôn xung quanh, với những ngọn núi nghiêng nghiêng và cánh đồng mênh mông, đem lại cảm giác bình yên, thư thái trong tâm hồn.
Lễ hội Chùa Ngọa Vân Đông Triều
Lễ hội chùa Ngọa Vân Đông Triều diễn ra vào ngày 1 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Đây là dịp lễ hội chính thức và được các phật tử, đạo hữu và du khách mong chờ.
Lễ cúng tế lớn: Đây là nghi thức chính trong lễ hội, mọi người đều tham gia cúng dường và cầu nguyện với mong muốn sức khỏe, may mắn và bình an cho gia đình và cộng đồng.
Khuôn khổ lễ hội: Lễ cầu quốc thái, dân an; Lễ gióng trống – thỉnh chuông khai hội; Lễ dâng hương, tri ân công đức Phật hoàng và các tiền nhân.
Biểu diễn nghệ thuật dân gian: Các tiết mục biểu diễn âm nhạc, vũ đạo dân gian và các trò chơi dân gian để mang lại niềm vui và hứng khởi cho người dân tham dự.
Lễ hội Chùa Ngọa Vân Đông Triều không chỉ là dịp để người dân tham gia cúng dường mà còn là cơ hội để kết nối cộng đồng, du khách gần xa đến giao lưu, học hỏi, hòa mình cùng không khí sôi động trong tiết đầu xuân và trải nghiệm văn hóa, tâm linh của địa phương.
Trên đây là những thông tin về chùa Ngọa Vân Đông Triều được Du Lịch Khách Sạn tổng hợp, hi vọng sẽ có ích cho chuyến tham quan chùa của bạn nhé.