Từng dính phải tin đồn Vietjet bị kiện, hãng hàng không này khiến dư luận bàn tán và quan tâm trong một thời gian dài về thông tin trên. Lý do nguồn cơn của tin đồn là gì, tại sao Vietjet bị kiện và bị kiện ở đâu? Cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.
Vietjet bị kiện ở đâu?
Vietjet bị kiện ở Anh
Đơn kiện đầu tiên trong loạt tin đồn Vietjet bị kiện là tại tòa án Anh Quốc, khi mà FW Aviation Holdings 1 (FWA) – một tổ chức chuyên mua bán nợ được thành lập trong thời điểm đại dịch covid bùng phát trên thế giới, nhắm đến các giao dịch liên quan đến tài chính và tranh chấp máy bay của các hãng bay để kiếm lợi.
Cụ thể, FWA đã nộp đơn kiện Vietjet với lý do hãng hàng không này đã không thanh toán tiền thuê 4 chiếc máy bay theo hợp đồng mà hai bên đã thỏa thuận trước đó. Sự việc nhanh chóng thu hút giới truyền thông và dư luận những người quan tâm ngành hàng không trong và ngoài nước. Chưa rõ sự tình việc tranh chấp máy bay giữa các bên ra sao nhưng những tin đồn này gây một phần ảnh hưởng đến uy tín và lòng tin của khách hàng đối với Vietjet.
Vietjet bị kiện ở Singapore
Một đơn kiện khác tại tòa án Singapore cũng được nộp lên bởi tổ chức FWA nói trên, tổ chức này tiếp tục cáo buộc nhắm tới hãng hàng không Vietjet, các cổ đông của Vietjet tại Singapore và một số lãnh đạo của hãng, trong đó có bà Phương Thảo. Đơn tố cáo nói rằng hãng Vietjet, bà Phương Thảo và các cổ đông của họ đang “âm mưu ngăn cản việc thu hồi nhằm chiếm đoạt 4 chiếc phi cơ trị giá hơn 200 triệu USD” của FWA.
Vụ việc Vietjet bị kiện tại Anh chưa nguội hẳn, vụ kiện tại Singapore tiếp tục làm nóng lên và sự quan tâm của dư luận về những tranh chấp tài chính của Vietjet với các bên liên quan càng cao hơn. FWA tố cáo với các lý do không rõ ràng và chưa có căn cứ, bên cạnh đó là lan truyền các thông tin sai lệch gây ảnh hưởng đến uy tín của Vietjet.
Xem thêm: Tin Vietjet vỡ nợ có thật không? Sự thật về Vietjet bị vỡ nợ
Nguồn cơn khiến Vietjet bị kiện
Thông qua 2 vụ việc Vietjet bị kiện ở nước ngoài nói trên, có thể thấy nguyên nhân chính dẫn đến các đơn tố cáo là từ tranh chấp 4 chiếc máy bay được Vietjet thuê. Cụ thể, đội tàu bay của Vietjet bao gồm nhiều tàu bay do hãng sở hữu và một số được thuê từ hơn 20 công ty cho thuê khác, 4 chiếc máy bay tranh chấp là một trong số đó.
Chủ sở hữu đồng thời là bên cho Vietjet thuê 4 tàu bay nói trên đã bất ngờ thông báo rằng họ đã bán 4 chiếc tàu bay này cho một bên khác là FWA cùng với các khoản tài trợ liên quan của các máy bay này. Hợp đồng dài hạn giữa bên cho thuê này và Vietjet bị đơn phương chấm dứt một cách đột ngột và không hợp lệ.
Thêm vào đó, sự việc phát sinh này diễn ra giữa lúc tâm đại dịch trên toàn thế giới, hầu hết các quốc gia bao gồm Việt Nam trong đó, đều phong tỏa và ngành hàng không bị đình chỉ mọi hoạt động. Vietjet là hãng bay của Việt Nam cũng phải chịu ảnh hưởng tương tự.
Đi cùng với thời điểm khó khăn đó, Vietjet bắt buộc phải thực hiện một thỏa thuận với bên cho thuê 4 máy bay rằng họ sẽ chi trả số tiền thuê trong thời gian phong tỏa nói trên trước khi hoàn trả lại máy bay cho bên FWA. Tuy vậy, các bên tài trợ đã chấm dứt hợp đồng một cách đơn phương với Vietjet và bán các khoản tài trợ đi kèm tài sản là 4 chiếc máy bay cho FWA trước khi thông báo cho Vietjet.
FWA dựa vào việc Vietjet chưa hoàn trả máy bay và thanh toán số tiền thuê kèm theo nên đã nộp đơn tố cáo hãng bay này lần lượt lên tòa án Anh và Singapore bắt đầu từ tháng 08/2022. Vietjet có lý do chính đáng khi chưa trao trả máy bay cho phía sở hữu, FWA đã làm sai quy trình khi họ đã khẩn trương hủy đăng ký 4 chiếc máy bay quốc tịch Việt Nam và đăng ký sang quốc tịch tại đảo quốc Guernsey vào tháng 12/2022. Điều này là sai thủ tục pháp lý và phía cơ quan pháp luật Việt Nam đã ngăn cản việc xuất trả các máy bay tranh chấp.
Tại sao tin Vietjet bị kiện lan truyền nhanh chóng?
Theo một số thông tin đáng tin cậy thì vụ việc Vietjet bị kiện ở Anh dự kiến sẽ được đưa ra xét xử vào giữa năm 2024 sắp tới. Tuy nhiên, từ khi bắt đầu nhưng tin đồn về kiện cáo của FWA nhắm tới Vietjet tới nay, đã có rất nhiều thông tin xoay quanh, mang tính không chính xác, sai lệch gây ảnh hưởng nhiều đến uy tín và thương hiệu của Vietjet.
Thực tế, các tin đồn không căn cứ được chia sẻ và phát tán nhiều trên các trang mạng và mạng xã hội, không có bài báo lớn hay xác minh nào từ các cơ quan chính thống về vụ việc này. Sự lan truyền nhanh chóng của thông tin này có thể được xác định là từ các cá nhân, tổ chức nhằm “chơi xấu” Vietjet, đăng thông tin sai sự thật, xuyên tạc để hạ bệ Vietjet.
Trên đây là bài viết thông tin về tin đồn xoay quanh vấn đề Vietjet bị kiện được tổng hợp tại Du Lịch Khách Sạn, có thể thấy rằng thông tin lan truyền về việc bị kiện của Vietjet khá chi tiết và cụ thể, tuy nhiên những tin đồn này hoàn toàn không được xác nhận bởi bất kỳ kênh chính thống nào. Là người thường xuyên theo dõi tin tức trên mạng quý bạn cần phải cảnh giác trước các thông tin đồn đoán sai sự thật.