Hẳn ai đến với Hà Nội cũng đều đã biết đến Hồ Hoàn Kiếm với ngôi đền Ngọc Sơn nổi tiếng ngự giữa hồ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết chính xác giờ mở cửa đền Ngọc Sơn và bên trong ngôi đền này có gì. Và nếu bạn cũng có cùng thắc mắc, xem ngay nội dung sau để có thêm thông tin chi tiết về địa điểm này nhé.
Giờ mở cửa đền Ngọc Sơn
Đền Ngọc Sơn là địa điểm tham quan nổi tiếng của Hà Nội, nơi này mở cửa suốt tuần với khung giờ cụ thể như sau:
- Thứ Hai đến thứ Sáu: 7h00 – 18h00.
- Hai ngày cuối tuần: 7h00 – 21h00.
Giới thiệu đền Ngọc Sơn
Ngoài việc quan tâm giờ mở cửa đền Ngọc Sơn, nhiều du khách cũng chưa nắm rõ vị trí hay địa chỉ chính xác của ngôi đền này. Theo đó, đền Ngọc Sơn nằm trên một cồn đất nhô lên giữa lòng Hồ Hoàn Kiếm, du khách có thể tiếp cận được khuôn viên đền khi đi từ phố Đinh Tiên Hoàng, qua cầu Thê Húc.
- Địa chỉ đền Ngọc Sơn: Phố Đinh Tiên Hoàng – đi qua cầu Thê Húc, thuộc phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.
Theo tài liệu ghi chép, đền Ngọc Sơn được xây dựng từ thế kỷ 19, lúc đầu được gọi là chùa, sau đổi thành đền do nơi này thờ thần Văn Xương Đế Quân (sao chủ việc văn chương khoa cử) và thờ Trần Hưng Đạo (người đánh đuổi quân Nguyên xâm lược thế kỷ 13).
Hiện nay, đền Ngọc Sơn không chỉ là nơi thờ phụng tâm linh của người dân Hà Nội, mà còn là địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng. Năm 2013, đền đã được xếp hạng vào di tích quốc gia đặc biệt.
Đền Ngọc Sơn có gì?
Du khách sau khi tìm hiểu về giở mở cửa đền Ngọc Sơn thường sẽ tiếp tục quan tâm về vấn đề đến đền có gì chơi, dưới đây là một số hạng mục và điểm ấn tượng của đền thờ nổi tiếng này.
Kiến trúc hình chữ Tam
Kiến trúc của đền Ngọc Sơn được xây dựng theo hình chữ Tam, bao gồm Bái đường, Trung đường và Hậu cung. Du khách khi đến với cổng vào đền sẽ được chiêm ngưỡng bức tường trang trí bằng hình ảnh rồng hổ, cùng với hai câu đối chữ Nôm thể hiện tinh thần của học tập và thi cử.
Tiếp đến, sau khi di chuyển qua hết cầu Thê Húc sẽ đến với đền Ngọc Sơn và Đắc Nguyệt Lâu chính là khu vực chánh điện của đền. Kiến trúc chữ Tam được nhìn thấy rõ khi du khách đặt chân đến đền Ngọc Sơn:
- Bái đường: Nơi du khách thực hiện hành lễ, được trang trí bằng một hương án lớn cùng hai đôi chim anh.
- Trung đường: Nơi tôn vinh các vị thần uyên bác về học vấn nổi tiếng, bao gồm Văn Xương, Quan Vũ và Lã Tổ.
- Hậu cung: Nơi kính thờ vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, người đã ba lần đánh bại quân Nguyên Mông trong lịch sử chống ngoại xâm hào hùng của dân tộc.
Tháp Bút
Dù bạn có biết giờ mở cửa đền Ngọc Sơn hay không thì khi chưa đi qua cầu Thê Húc, chào đáo bạn chính là Tháp Bút, một ngọt tháp có chiều cao 9m. Tháp có 5 tầng và được xây dựng trên một gò đá, trên đỉnh tháp là ngọn nhọn tượng trưng cho ngòi bút.
Vị trí nằm trên gò đá cao cùng với việc được khắc lên dòng chữ “Tả Thanh Thiên” mang nghĩa là “Viết Lên Trời Xanh”, thể hiện nhiều ý nghĩa về thi cử, học hành của người xưa.
Đài Nghiên
Nằm ngay bên cạnh chân của Tháp Bút chính là Đài Nghiên – Nghiên chính là nghiên mực thường dùng để mài mực cho các dụng cụ bút viết xưa. Đài Nghiên được làm từ đá xanh, đặt thăng bằng trên ba con thiềm thừ (con cóc). Điểm độc đáo kết hợp giữa Tháp Bút và Đài Nghiên chính là tùy thuộc vào thời điểm trong năm, sẽ có khung giờ trong ngày mà ngọn bóng của Tháp Bút chấm vào giữa lòng của Đài Nghiên, tượng trưng cho hình ảnh chấm mực viết rất độc đáo.
Cầu Thê Húc
Cầu Thê Húc chính là cây cầu duy nhất kết nối bờ hồ với gò đất nơi đền Ngọc Sơn tọa lạc. Cầu có độ dài gần 90m, được thiết kế theo dạng cầu vòm cong lên trên, hai bên thành cầu và chân cầu sơn màu đỏ tươi nổi bật, mặt cầu làm bằng gỗ chắc chắn. Cầu Thê Húc mang ý nghĩa như vị trí đón nhận năng lượng tự mặt trời, mang đến điều tốt lành và sinh khí cho tổng thể.
Tiêu bản cụ rùa
Bên trong đền Ngọc Sơn có trưng bày tiêu bản của hai cụ rùa đã sống hàng trăm năm tại Hồ Hoàn Kiếm, gắn liền và chứng kiến biết bao thăng trầm lịch sử của nước nhà. Hai tiêu bản cụ rùa được thực hiện bằng phương pháp nhựa hóa, giúp bảo quản và tái tạo y như còn sống. Được biết hai cụ rùa có năm mất lần lượt là 1967 và 2016.
Để tham quan và chiêm ngưỡng tiêu bản cụ rùa, du khách cần nắm giờ mở cửa đền Ngọc Sơn – Đắc Nguyệt Lâu, vì hai tiêu bản được đặt trong khu vực này.
Các bạn vừa điểm qua những đánh giá chi tiết và cũng như thông tin về giờ mở cửa đền Ngọc Sơn, được cập nhật bởi Du Lịch Khách Sạn. Với các thông tin trên, hy vọng bạn và người thân sẽ có chuyến tham quan thật trọn vẹn tại di tích lịch sử thiêng liêng này.